Wiki LovinBot - Chuyên trang hỗ trợ
  • WELCOME
    • 👋Wiki LovinBot - Chuyên trang hỗ trợ
  • BẮT ĐẦU Ở ĐÂY
    • ❓LovinBot.ai là gì?
    • 🫡Hướng dẫn cơ bản
    • 🛄Hướng dẫn sử dụng AI Store
    • 📘Thuật ngữ
    • 🆕Cập nhật/Tính năng mới
      • 🆕05.09.2024 - Release LovinBot v4.0.0
      • 🆕01.09.2024 - Release LovinBot v3.6.0
      • 🆕29.08.2024 - Release LovinBot v3.5.0
      • 🆕27.08.2024 - Release LovinBot v3.4.0
      • 🆕23.08.2024 - Release Notes: LovinBot v3.2.0
      • 🆕17.07.2024 - Release Notes: LovinBot v2.1.0
    • 👩‍🚒Các lỗi thường gặp
  • TÍNH NĂNG CHÍNH
    • 🪱AI Workflow
      • 🛞Cấu trúc AI Workflow
      • ⚙️Hướng dẫn tạo AI Workflow (Thủ công)
      • 🚀Hướng dẫn tạo AI Workflow (Tự Động)
    • 🫵Chat Pro
    • 🤖Custom Bot AI Store
      • Tạo Trợ Lý AI
      • Tạo AI Marketing
    • 🔍AI Search
    • 🌈AI Photo
    • 👥Affiliate System
    • 💬AI Assistant
      • ⚪Chatbot AI / Agent AI
      • ⚪Persona
      • ⚪Cài Đặt
      • ⚪Xem Trước
      • ⚪Ghi chú
      • ⚪Store
      • ⚪Nhúng lên website
      • ⚪Cấu hình Agent AI
    • ✒️AI Marketing
      • ⚪Cài đặt
      • ⚪Xem trước
      • ⚪Store
    • ✍️Thư Viện AI (Prompt Template)
    • 📒Knowledge Base (Dữ liệu)
    • 🛠️Tools/Plugins
    • 👥Tùy Chỉnh AI Store
    • 👑AI Membership
      • 💰Tùy chỉnh bảng giá AI Membership
      • 🗣️Thêm Zalo hỗ trợ
      • 🧩AI Store - Tùy chỉnh Đặc Quyền AI Membership
      • ✍️AI Store - Đăng Bài Viết Tại Cộng Đồng
      • 📙AI Store - Tạo Đặc Quyền (Khóa Học, Ebook, Khác..)
    • 🔗Tùy Chỉnh Tên Miền
      • Tính Năng Cho Phép Mọi Người Truy Cập Tên Miền
      • Trỏ Tên Miền Từ HOSTVN
      • Trỏ Tên Miền Từ Vietnix
      • Trỏ Tên Miền Từ Nhân Hòa
      • Trỏ Tên Miền Từ Tenten
      • Trỏ Tên Miền Từ PA Viet Nam
      • Trỏ Tên Miền Từ GoDaddy
      • Trỏ Tên Miền Từ Z.com
      • Trỏ Tên Miền Từ AZDIGI
      • Trỏ Tên Miền Từ Vhost
      • Trỏ Tên Miền Từ iNET
      • Trỏ Tên Miền Từ Mắt Bão
    • 🌈Tùy chỉnh thương hiệu (Brand Customization)
    • 👥Thông tin hỗ trợ | AI Store
    • 🧊Tích hợp
      • ⚪Nhúng lên website
      • ⚪Zalo OA
      • ⚪Facebook Messenger
      • ⚪Telegram
  • QUẢN LÝ TÀI KHOẢN
    • 🧏‍♂️Member's Workspace
    • 🇻🇳Ngôn ngữ tài khoản
    • 🥇Gói | Nâng cấp
    • 🔑Đổi mật khẩu
  • KIẾM TIỀN VỚI LOVINBOT AI
    • 💰Chương trình Affiliate
      • Tổng Quan
      • Phương thức nhận hoa hồng
      • Cài đặt thông tin thanh toán trên Store AI
      • Câu Hỏi Thường Gặp - Affiliate
    • 💲Chương trình Đại lý
      • Chính sách
      • Hướng Dẫn Đăng Ký
      • Quy Trình Xây Dựng AI Reseller
  • 🛂LIÊN HỆ
    • Facebook
    • Email
Powered by GitBook
On this page
  • Bước 1: Đăng Nhập AI Store
  • Bước 2: Chọn AI Workflow tại Thanh Menu
  • Bước 3: Chọn "+ Tạo Workflow"
  • Bước 4: Chọn "Tạo Mới"
  • Ví dụ công việc thực tế
  • Workflow tạo Content Facebook
  • Bước 5: Thêm Trường Đầu Vào
  • Danh Sách Các Trường Đầu Vào (Input Variables)
  • Bước 6: Thiết Lập Các Hành Động Xử Lý (Workflow Actions)
  • 6.1 Thêm Hành Động Xử Lý
  • 6.2 Cấu Hình Chi Tiết Cho Từng Bước
  • 1/ Tạo AI Agent -> Phân Tích Nội Dung Đối Thủ (Output 1)
  • Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:
  • Cấu hình nâng cao:
  • 2/ Tạo AI Agent - Tổng Hợp Ưu Điểm (Output 2)
  • 1/ Tên hiển thị: Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung
  • 2/ Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:
  • 3/ Cấu hình nâng cao:
  • 3/ Viết Lại Bài Content Theo Công Thức PAS (Output 3)
  • 1/ Tên hiển thị: Viết Bài Content PAS
  • 2/ Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:
  • 3/ Cấu hình nâng cao:
  • 4. Kết Nối Các Bước và Kiểm Tra
  1. TÍNH NĂNG CHÍNH
  2. AI Workflow

Hướng dẫn tạo AI Workflow (Thủ công)

Tính năng sử dụng tại giao diện AI Store ( Áp dụng cho Admin, Member hoặc End User nâng cấp gói)

PreviousCấu trúc AI WorkflowNextHướng dẫn tạo AI Workflow (Tự Động)

Last updated 3 months ago

Bước 1: Đăng Nhập AI Store

  • Truy cập vào AI Store của LovinBot AI.


Bước 2: Chọn AI Workflow tại Thanh Menu

  • Sau khi đăng nhập, tìm và chọn "AI Workflow" từ thanh menu chính.

Lưu ý:

  • Nếu lần đầu sử dụng, bạn sẽ thấy trang trắng với tùy chọn tạo Workflow mới.

  • Nếu đã có sẵn Workflow trước đó, bạn có thể xem danh sách và chỉnh sửa.


Bước 3: Chọn "+ Tạo Workflow"

  • Nhấn vào nút "+ Tạo Workflow" để bắt đầu thiết lập quy trình làm việc mới.

  • Bạn sẽ được đưa đến giao diện cấu hình, nơi bạn có thể khởi tạo và tùy chỉnh từng bước của Workflow.


Bước 4: Chọn "Tạo Mới"

  • Chọn tùy chọn "Tạo Mới" để khởi tạo một quy trình làm việc hoàn toàn mới.

  • Tại đây, bạn sẽ thiết lập các thông số quan trọng như:

  • Tên Workflow: Đặt tên cho quy trình để dễ quản lý.

  • Mô tả Workflow: Ghi chú ngắn gọn về mục đích của quy trình này.


Ví dụ công việc thực tế

Ví dụ này chỉ mang tính chât tham khảo cần bám sát các quy trình công việc thực tế để tạo ra Workflow hiệu quả

Workflow tạo Content Facebook

  • Phân tích nội dung đối thủ.

  • Tổng hợp các ưu điểm nổi bật của nội dung đối thủ.

  • Viết lại bài content theo văn phong của công ty theo công thức PAS, đặc biệt nhấn mạnh vào nỗi đau của khách hàng.

Input đầu vào:

  • noidungdoithu: Nội dung hoặc URL của đối thủ

  • vanphongcongty: Văn phong của công ty

  • doituongkhachhang: Đối tượng khách hàng

  • noidaukhachhang: Nỗi đau của khách hàng

  • dodai: Độ dài bài viết mong muốn

  • loikieuhanhdong: Lời kêu gọi hành động

Output đầu ra mong muốn:

Một bài content Facebook hoàn chỉnh, có cấu trúc rõ ràng theo PAS, đảm bảo phù hợp với giọng nói thương hiệu của công ty và hướng đến việc khơi gợi cảm xúc (nỗi đau) của đối tượng khách hàng.


Bước 5: Thêm Trường Đầu Vào

Trước tiên, bạn cần xác định và thêm các trường dữ liệu mà người dùng sẽ nhập vào để kích hoạt Workflow. Mỗi trường sẽ có:

  1. Định dạng dữ liệu: Lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp (văn bản ngắn, đoạn văn, lựa chọn, số, tập tin, hình ảnh).

  2. Tên biến (variable name): Viết liền không dấu, dùng để tham chiếu trong các bước xử lý.

  3. Tên nhãn (label): Hiển thị cho người dùng biết trường này để làm gì.

  4. Mô tả (description): Hướng dẫn chi tiết giúp người dùng hiểu đúng nội dung cần nhập.


Danh Sách Các Trường Đầu Vào (Input Variables)

Nội dung đối thủ

  • Tên biến: noidungdoithu

  • Tên nhãn: "Nội dung đối thủ"

  • Mô tả: "Nội dung của bài viết đối thủ cần phân tích."

  • Định dạng: Có thể sử dụng Đoạn văn

Văn phong của công ty

  • Tên biến: vanphongcongty

  • Tên nhãn: "Văn phong của công ty"

  • Mô tả: "Chọn hoặc nhập văn phong của công ty (ví dụ: chuyên nghiệp, sáng tạo, thân thiện)."

  • Định dạng:

    • Có thể dùng Lựa chọn (Dropdown) nếu có sẵn danh mục văn phong

    • Hoặc dùng Văn bản ngắn nếu cho phép tự do nhập

Đối tượng khách hàng

  • Tên biến: doituongkhachhang

  • Tên nhãn: "Đối tượng khách hàng"

  • Mô tả: "Mô tả đối tượng khách hàng mục tiêu mà bài content hướng tới (ví dụ: doanh nghiệp nhỏ, người tiêu dùng trẻ)."

  • Định dạng: Sử dụng Đoạn văn để cho phép mô tả chi tiết


Nỗi đau của khách hàng

  • Tên biến: noidaukhachhang

  • Tên nhãn: "Nỗi đau của khách hàng"

  • Mô tả: "Nhập các vấn đề hoặc nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, cần được giải quyết."

  • Định dạng: Sử dụng Đoạn văn


Độ dài bài viết

  • Tên biến: dodai

  • Tên nhãn: "Độ dài bài viết"

  • Mô tả: "Nhập số lượng từ hoặc khoảng độ dài mong muốn cho bài viết (ví dụ: 150-200 từ)."

  • Định dạng: Sử dụng Số


Lời kêu gọi hành động

  • Tên biến: loikieuhanhdong

  • Tên nhãn: "Lời kêu gọi hành động"

  • Mô tả: "Nhập lời kêu gọi hành động cuối bài (ví dụ: 'Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí', 'Truy cập website để tìm hiểu thêm')."

  • Định dạng: Sử dụng Văn bản ngắn

Bạn có thể sử dụng Input mặc đinh là Language để lựa chọn Ngôn ngữ đầu ra cho các kết quả


Bước 6: Thiết Lập Các Hành Động Xử Lý (Workflow Actions)

Sau khi thêm các trường đầu vào, bước tiếp theo là cấu hình các hành động xử lý trong Workflow. Trong ví dụ này, quy trình gồm ba bước chính:

  1. Phân tích nội dung đối thủ -> Output 1

  2. Từ phân tích nội dung đối thủ (Output 1) để tổng hợp ưu điểm -> Output 2

  3. Viết lại bài content theo công thức PAS dựa vào văn phong và ưu điểm của tổng hợp ưu điểm (Output 2)

6.1 Thêm Hành Động Xử Lý

  • Chọn “Thêm hành động”: Trong giao diện Workflow, nhấn vào nút “Thêm hành động xử lý” và lựa chọn AI Agent.

    AI Agent giúp xử lý các tác vụ tự động hóa và hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu giữa các bước.


6.2 Cấu Hình Chi Tiết Cho Từng Bước

1/ Tạo AI Agent -> Phân Tích Nội Dung Đối Thủ (Output 1)

Tên hiển thị: Ví dụ: “Phân tích Nội Dung Đối Thủ”

Mô tả: “Phân tích nội dung từ biến đầu vào noidungdoithu để xác định điểm mạnh, phong cách viết và chiến lược truyền tải của đối thủ.”

Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:

(Nếu cần, chọn ngôn ngữ và tông giọng phù hợp với mục tiêu phân tích.)

Cấu hình nâng cao:

Câu lệnh người dùng: Nhập câu lệnh cho AI, ví dụ:

Hãy phân tích nội dung từ biến Phân tích Nội Dung Đối Thủ. Mô tả chi tiết các điểm mạnh, phong cách viết và chiến lược nội dung mà đối thủ sử dụng.

(Sử dụng ký hiệu @ tham chiếu biến dữ liệu từ các trường đầu vào.)

Câu lệnh hệ thống: Nhập các hướng dẫn hệ thống, ví dụ:

Phân tích dữ liệu từ @noidungdoithu và xuất kết quả dưới dạng danh sách các ưu điểm và chiến lược.

  • Tùy chỉnh Model:

Chọn từ các model như Basic, GPT-4, Gemini, Claude, hoặc Deepsearch (sắp ra mắt) tùy theo mức độ phức tạp mong muốn.

  • Hoàn tất bấm Lưu Workflow


2/ Tạo AI Agent - Tổng Hợp Ưu Điểm (Output 2)

1/ Tên hiển thị: Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung

Mô tả: “Từ kết quả phân tích đối thủ Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung, tổng hợp lại các ưu điểm nổi bật, tập trung vào yếu tố thu hút người đọc.”

2/ Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:

Chọn nếu cần đảm bảo phù hợp với phong cách tổng hợp.

3/ Cấu hình nâng cao:

👉 Câu lệnh người dùng:

Ví dụ: Dựa trên phân tích từ Phân tích Nội Dung Đối Thủ, hãy tổng hợp các ưu điểm nổi bật của nội dung đối thủ. Liệt kê dưới dạng danh sách.

👉 Câu lệnh hệ thống:

Ví dụ: Tổng hợp các ưu điểm từ dữ liệu đầu ra Phân tích Nội Dung Đối Thủ và trình bày kết quả một cách rõ ràng.

👉 Tùy chỉnh Model: Chọn model phù hợp với yêu cầu tổng hợp.

👉 Hoàn tất bấm Lưu Workflow


3/ Viết Lại Bài Content Theo Công Thức PAS (Output 3)

1/ Tên hiển thị: Viết Bài Content PAS

Mô tả: Viết lại bài content Facebook theo công thức PAS, dựa trên ưu điểm tổng hợp từ Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung, văn phong của công ty và các thông tin đầu vào về đối tượng khách hàng, nỗi đau, độ dài bài viết và lời kêu gọi hành động.

2/ Lựa chọn Ngôn ngữ & Tông giọng:

Chọn văn phong phù hợp

3/ Cấu hình nâng cao:

👉 Câu lệnh người dùng:

Ví dụ Prompt :

Dựa trên ưu điểm tổng hợp từ Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung và các thông tin:

  • Văn phong của công ty: @vanphongcongty,

  • Đối tượng khách hàng: @doituongkhachhang,

  • Nỗi đau của khách hàng: @noidaukhachhang,

  • Độ dài bài viết: @dodai,

  • Lời kêu gọi hành động: @loikieuhanhdong, hãy viết một bài content theo công thức PAS với các phần:

    1. Problem: Mô tả vấn đề/nỗi đau.

    2. Agitation: Khuếch đại vấn đề.

    3. Solution: Đưa ra giải pháp của công ty.

👉 Câu lệnh hệ thống:

Ví dụ: Tạo bài viết PAS từ dữ liệu Tổng Hợp Ưu Điểm Nội Dung và biến đầu vào, đảm bảo sử dụng văn phong @vanphongcongty và kết thúc bằng @loikieuhanhdong

👉 Tùy chỉnh Model: Chọn model nâng cao như GPT-4, Gemini hoặc Claude để đảm bảo bài viết chất lượng.

👉 Hoàn tất bấm Lưu Workflow


4. Kết Nối Các Bước và Kiểm Tra

Lưu Workflow

Kiểm tra & Chạy Thử: Trước khi lưu Workflow, chạy thử từng bước với dữ liệu mẫu để kiểm tra

Chọn: Tab Thực Thi -> Nhập các thông tin input -> Chọn Thực Thi

Cuối cùng là theo dõi kết quả đầu ra và điều chỉnh cho hiệu quả

🪱
⚙️